HACTECH nâng cao chất lượng giáo án và bài giảngNgày 8-6, Trường cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (HACTECH) đã tổ chức tập huấn xây dựng chương trình đào tạo và biên soạn giáo án, bài giảng tại hội trường nhà D.
Về phía chuyên gia tập huấn có TS. Nguyễn Đức Hỗ đến từ Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp. Về phía Nhà trường có PGS.TS Đỗ Văn Trường – Phó Hiệu trưởng cùng toàn thể giảng viên, cán bộ tham gia giảng dạy trong Nhà trường.
PGS.TS Đỗ Văn Trường phát biểu khai mạc buổi tập huấn
Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, PGS.TS Đỗ Văn Trường cho biết: Với vị thế là ngôi trường đào tạo nghề nghiệp hàng đầu đất nước, HACTECH không ngừng nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên bằng cách nâng cao chất lượng bài giảng, giáo án. Những phương pháp giảng dạy mới kết hợp công nghệ sẽ giúp bài giảng dễ hiểu, dễ hệ thống hóa và truyền tải được nhiều kiến thức cho sinh viên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tôi hy vọng TS. Hỗ sẽ có nhiều chia sẻ hữu ích cho các giảng viên hôm nay.
Thầy Nguyễn Văn Vẻ, cán bộ Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên phát biểu tại buổi tập huấn
Mở đầu buổi tập huấn, TS. Hỗ đã chỉ ra 5 nội dung chính trong buổi tập huấn gồm xây dựng khung chương trình, xác định ngành nghề và mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình khung, xây dựng chương trình chi tiết và trao đổi thảo luận.
TS. Nguyễn Đức Hỗ chia sẻ về mục tiêu của ngành, nghề đào tạo
TS. Hỗ nhấn mạnh rằng, do đặc thù của HACTECH vừa đào tạo các ngành và các nghề nên cần phải ghi rõ và có dấu phẩy giữa chữ ngành và chữ nghề trong các văn bản. Đồng thời không sử dụng chữ “dạy nghề” vì Nhà trường đào tạo bậc cao đẳng không giống như trung tâm dạy nghề. Khi muốn mở những ngành, nghề mới cần phải khớp tên trong thông từ 26 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục Ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành ngày 30-12-2020.
Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin ThS. Đỗ Văn Uy tham gia buổi tập huấn
Ngoài ra, Nhà trường cần phải xác định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp theo từng nội dung cụ thể như mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ, từng nghề học. Cụ thể như đào tạo trình độ cao đẳng để người đọc có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề. Có khả năng sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Chủ nhiệm Khoa Điện và Bảo dưỡng công nghiệp TS. Nguyễn Mạnh Tiến tham gia buổi tập huấn
Giảng viên khi soạn giáo an cần phải xác định rõ được mục tiêu môn học, mục tiêu về lý thuyết và thực hành, mục tiêu trong từng mô-đun. Mỗi một mô-đun về lý thuyết sinh viên phải nắm được trình tự thực hiện, những sai hỏng và biện pháp phòng tránh trong phạm vị công việc thực hiện.
ThS. Hoàng Thị Lan, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý tham gia buổi tập huấn
Về kỹ năng phải có kỹ năng thực hiện sản phẩm theo quy trình, đảm bảo kỹ thuật và các tiêu chí, tiêu chuẩn của sản phẩm thực hiện. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Mức độ chủ động, tuân thủ, ý thức trách nhiệm sản phẩm thực hiện đảm bảo an toàn, tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường.
Đông đảo giảng viên HACTECH có mặt tại buổi tập huấn
Kỹ sư Nguyễn Xuân Toàn, giảng viên Khoa Cơ khí tham gia buổi tập huấn
Thầy Bùi Anh Dũng, giảng viên Khoa Điện và Bảo dưỡng công nghiệp đặt câu hỏi với chuyên gia